Gấc được biết đến như thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, quả gấc Việt gai góc ấy có giá trị nhiều hơn thế khi đứng trước ngưỡng cửa vươn mình ra thế giới. 

Gấc xù xì, gai góc, dễ trồng, mọc hoang ở khắp các vùng quê Việt Nam. Gấc đi vào đời sống người Việt như một thực phẩm tốt cho sức khỏe, thịt gấc có màu cam bắt mắt dùng để nhuộm màu xôi, làm màu thực phẩm khiến món ăn thêm bắt mắt, dậy vị.

Tuy nhiên, giá trị thật sự của quả gấc chưa được nhiều người biết đến. Đó không chỉ là thực phẩm, vị thuốc quý có tác dụng ngừa ung thư, làm đẹp mà còn là cửa ngõ đưa cây thuốc Việt ghi tên lên bản đồ dược liệu thế giới, là cơ hội đổi đời của những nông dân chân lấm tay bùn.




Gấc với tên khoa học là Momordica cochinchinensis được biết đến như một loại thuốc quý, mọc phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, gấc được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm, bởi sắc cam đỏ của thịt gấc bắt mắt và phù hợp để nhuộm màu thức ăn. Gấc gần gũi với người Việt. Xôi gấc thơm ngon là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày đến bữa tiệc thết đãi họ hàng.

Không chỉ nổi tiếng với món xôi, lá gấc non thái nhỏ được xem như gia vị quan trọng trong món đặc sản miền Bắc - củ niễng xào rươi. Dầu gấc có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho trẻ chậm lớn, chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt, cũng có thể dùng để bôi lên vết thương, vết bỏng cho mau lành. Tinh chất của quả gấc hấp thụ vào cơ thể người tốt hơn hẳn nhiều loại trái cây, củ quả khác.

Quan trọng trong đời sống người Việt là vậy, công dụng và giá trị quả gấc vẫn chưa được đánh giá đúng tầm. Cho đến nay, gấc vẫn đang được dùng chủ yếu trong chế biến thực phẩm mà chưa thực sự tận dụng được hết tác dụng ngừa bệnh, làm đẹp.

Gấc chứa các thành phần quý như: Beta-carotene, lycopene, vitamin E và axit béo … Trong đó, hàm lượng beta-carotene trong gấc cao gấp 10 lần so với cà rốt và lycopene cao gấp 70 lần so với cà chua, theo Báo cáo của Trung tâm Thông tin Khoa học & Công nghệ TP.HCM năm 2014.



Lycopene trong gấc là một hoạt chất chống oxy hóa, có thể chống được dấu hiệu lão hóa, đốm nâu, nhăn da giúp gấc trở thành một loại “thần dược” trong làm đẹp. Lycopene cũng có tác dụng hỗ trợ sức khỏe cho hệ tim mạch và ngăn ngừa một số loại ung thư.

Trong khi đó, beta-carotene không chỉ là sở hữu khả năng chống oxy hóa mà còn là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch. Đồng thời, beta-carotene còn giúp bảo vệ và tái tạo da nhờ làm hết sạch những nguyên tử ôxy tự do - được hình thành khi da bị phá huỷ bởi tia cực tím… Vì vậy, sử dụng thường xuyên, đúng cách, gấc có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol xấu trong máu, chống oxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng và làm đẹp.

Quả gấc giản dị trong món ăn của người Việt lại là nguyên liệu quý, được các nhà khoa học khắp thế giới săn đón trong việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Nhiều loại thuốc, nước uống dinh dưỡng đã được chế biến nhằm chiết xuất, tận dụng các dưỡng chất nhất từ loại quả tiên trên bờ giậu này. Có thể nói, những vị thuốc nam như gấc đã ẩn mình khá lâu, và cần một cú hích để thế giới biết đến, đánh giá đúng giá trị của những vùng nguyên liệu dược liệu tại Việt Nam.



Và nguyên liệu quý, gấc lại rất dễ trồng, không kén đất, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam. Thái Lan hay Sri Lanka cũng trồng được gấc, tuy nhiên, những mẫu gấc tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam cho quả to, nặng trung bình đến 4 kg, có chất lượng tốt.


Sở hữu nhiều lợi thế, nhưng các vùng nguyên liệu trồng gấc cả nước lại chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật nhiều vào canh tác, chưa được khai thác hết tiềm năng để đưa gấc trở thành loại nông sản có giá trị kinh tế cao.

Năm 2015-2017, Nafoods Group - doanh nghiệp chuyên lĩnh vực chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây và rau củ quả đông lạnh - chủ trì nội dung nghiên cứu về quy trình sản xuất và thâm canh cây gấc. Dự án này nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất gấc tại Nghệ An và các vùng phụ cận.

Đến hôm nay, Nghệ An như một thủ phủ của gấc tại Việt Nam khi có diện tích trồng tập trung lên đến 100 ha, sẵn sàng cung cấp sản lượng lớn gấc cho chế biến, sản xuất và xuất khẩu. Các nhà khoa học tiến hành hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu đầu ra, sau đó đưa qua quy trình nghiền, cấp đông nhanh tạo ra thành phẩm gấc nghiền puree, là dạng nguyên liệu thô chế biến từ trái cây nguyên chất.

Thành phẩm được cung cấp cho các đối tác trong và ngoài nước. Trong đó có thể kể đến tập đoàn Nu Skin (Mỹ) với số lượng ước tính lên đến hàng nghìn tấn/năm. Với gấc nghiền puree này, Nu Skin dùng làm thành phần chính cho Pharmanex G3, một loại thức uống dinh dưỡng được phân phối rộng rãi hơn 50 thị trường trên toàn cầu của công ty này.



Việc gấc được thu mua số lượng lớn, đều đặn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, sản xuất sẽ thúc đẩy sản lượng, nâng cao chất lượng nguyên liệu, cải thiện đời sống nông dân trồng gấc tại địa phương. Diện tích trồng dứa, lạc, hoa màu trước kia mang đến cho người nông dân thu nhập khoảng 25-30 triệu đồng/ha. 

Trong khi đó, sau khi chuyển đổi sang canh tác gấc tập trung, với giá thu mua trung bình 8.000 - 10.000 đồng/kg, người nông dân sẽ có thu nhập vào khoảng 80 triệu đồng/ha. Nếu chăm sóc tốt, cây gấc có thể cho thu hoạch liên tục trong 5-10 năm với sản lượng 18-20 tấn/ha. Khi đó thu nhập người nông dân có thể lên tới 100-150 triệu đồng/ha/năm.

Sự hợp tác của các nhà khoa học cùng doanh nghiệp giúp đẩy mạnh khai thác, sản xuất, xuất khẩu những sản phẩm làm từ cây gấc. Đặc biệt, Pharmanex G3 được biết đến như một sản phẩm của chủ lực của Nu Skin, được phân phối rộng khắp trên toàn cầu chính là cơ hội để gấc Việt trở mình, định danh được trên bản đồ dược liệu thế giới.

Nu Skin là công ty chuyên các sản phẩm chống lão hoá, cơ hội kinh doanh độc lập, chú trọng ứng dụng nghiên cứu khoa học vào chăm sóc da, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kiểm soát cân nặng, giữ gìn vóc dáng. Nu Skin là công ty bán hàng trực tiếp hoạt động tại hơn 50 thị trường toàn cầu, được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York. Công ty chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ 3/2013. Để tham khảo thêm thông tin, độc giả truy cập website , Facebook Nu Skin Việt Nam, Điện thoại: 02839324300.